Tin tức

Giới thiệu quy trình chung sản xuất dây và cáp điện

29/03/2017 Công ty cổ phần điện và chiếu sáng Phú Thắng 0 Nhận xét
Giới thiệu quy trình chung sản xuất dây và cáp điện

Sau đây cáp điện Phú Thắng xin giới thiệu với các bạn về qui trình sản xuất dây và cáp điện. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.


Bước 1: Chọn nguyên vật liệu chính
- Nguyên vật liệu chính cấu thành nên những sản phẩm trên là các nguyên vật liệu truyền thống được sử dụng trong công nghệ sản xuất dây và cáp truyền tải điện, bao gồm đồng hoặc nhôm làm ruột dây dẫn điện, nhựa PVC hoặc nhựa XLPE được làm vỏ cách điện và vỏ bảo vệ.
- Một số vật liệu phụ khác như: lớp băng quấn bảo vệ bằng thép hoặc nhôm, lớp độn định hình bằng sợi PP, bột chống dính... cấu thành vào sản phẩm tuỳ theo công nghệ sản xuất của từng loại sản phẩm và quy cách sản phẩm đó.

 

quy-trinh-san-xuat-day-cap-03

Bước 2: Bước kéo rút
- Dây đồng (nhôm) dùng làm nguyên liệu khi đặt mua về thường có đường kính theo quy cách của nhà sản xuất (thường là dây f 8,0 mm hoặc f 3,0 mm). Để có các cỡ dây có đường kính phù hợp với từng một sản phẩm, dây đồng (nhôm) nguyên liệu sẽ được kéo rút để thu hẹp dần đường kính đồng thời kéo dài chiều dài sợi qua các máy như máy kéo thô (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 8,0 xuống f 0,7 mm), máy kéo trung (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 2,6 xuống f 0,7mm), và máy kéo tinh (làm nhỏ đường kính dây đồng từ f 1,2 xuống còn f 0,17 mm).
- Trong suốt quá trình kéo rút dây đồng, hệ thống bơm dầu tuần hoàn sẽ bơm dầu làm mát vào đầu khuôn rút, khiến cho nhiệt sinh ra do ma sát sẽ giảm, bôi trơn và bảo vệ khuôn hơn. Hệ thống bơm dầu tuần hoàn này lắp cho từng thiết bị và không thải ra ngoài.

Bước 3: Ủ mềm
- Đây là quá trình ủ mềm dây đồng (nhôm) nhằm mục đích phục hồi độ mềm dẻo và sáng bóng của dây sau bước kéo rút, trước khi chuyển sang bước bện hoặc bọc nhựa.
- Môi trường để ủ đồng (nhôm) là bên trong lò ủ chứa khí Nitơ ở nhiệt độ cao.
- Quá trình ủ đồng cũng cần phải có hệ thống bơm nước làm mát nhằm bảo vệ gioăng cao su của nắp nồi ủ khỏi hư hỏng do nhiệt.

Bước 4: Tiến hành bện dây
- Bện chính là công đoạn tạo dây mạch trong quá trình bọc vỏ cách điện hay là vỏ bảo vệ tiếp theo.
- Tuỳ thuộc vào từng nhóm sản phẩm với quy cách kỹ thuật và các bước công nghệ sản xuất khác nhau, có thể sử dụng các công nghệ bện dây như sau:
Bện đồng mềm (hay còn gọi là bện rối): Dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm dây điện mềm, dùng máy bện nhiều sợi.
Bện đồng cứng: Dùng trong sản xuất dây phôi của nhóm sản phẩm cáp điện dùng máy bện nhiều sợi.
Bện nhóm (vặn xoắn): Dùng trong công đoạn bện nhóm, sử dụng máy bện vặn xoắn 4 bobbin:
- Cần tạo nhóm ruột dẫn điện trước khi bọc vỏ bảo vệ đối với nhóm sản phẩm cáp điện, trong bước này, các lõi cáp được vặn chặt với nhau với bước xoắn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời các sợi PP (Polypropylene) sẽ được dùng để định hình tạo một tiết diện tròn cho lõi cáp. Đối với những sản phẩm cáp điện được quấn thêm lớp kim loại bảo vệ thì các lớp băng nhôm hoặc thép cũng được đồng thời cấu thành vào sản phẩm trong giai đoạn này bằng thiết bị quấn băng được thiết kế lắp trong những máy bện vặn xoắn.

quy-trinh-san-xuat-day-cap-01

Bước 5: Bọc vỏ cách điện
Sau công đoạn bện mạch, dây phôi được chuyển sang công đoạn bọc vỏ cách điện:

 

quy-trinh-san-xuat-day-cap-02

Bước 6: Bọc vỏ bảo vệ
Bọc vỏ bảo vệ cho dây và cáp điện có tác dụng: Bảo vệ toàn bộ lõi dây (cáp) bao gồm cả ruột dẫn và phần cách điện khỏi những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc giảm tuổi thọ của ruột dẫn, dùng để thể hiện thông tin về sản phẩm (in tên công ty, quy cách, tên sản phẩm, số mét đánh dấu...), tạo nét thẩm mỹ cho sản phẩm

Bước 7: Cuối cùng nhà máy sẽ đóng gói thành phẩm và nhập kho
 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: